14 Phong tục Kỳ lạ chỉ có tại Nhật Bản dành cho những ai chưa biết

Phong tục Nhật Bản có rất nhiều điểm khác biệt so với Việt Nam. Chính vì vậy thực tập sinh, lao động đi Nhật hay kể cả những ai đang có ý định đi du lịch Nhật Bản đều cần tìm hiểu phong tục tập quán của người Nhật để có ứng xử phù hợp. Cùng chúng tôi tìm hiểu những phong tục kỳ lạ chỉ có tại Nhật Bản dưới đây nhé

Tìm hiểu 14 phong tục kỳ lạ chỉ có ở Nhật bản

Nếu như không tìm hiểu phong tục tập quán người Nhật thì chắc chắn bạn sẽ bị “choáng” và có thể bị xem là mất lịch sự bởi Nhật Bản có rất nhiều phong tục kỳ lạ mà không phải đất nước nào cũng có. 

4 là con số xui xẻo

Trong tiếng Nhật, số Bốn được phát âm là “Shi” - gần giống với từ “Chết”. Cũng giống như con số 13 trong quan niệm phương Tây, người Nhật coi số 4 như biểu hiện của sự kém may mắn, vì thế bạn đừng bao giờ tặng họ những món quà gồm có 4 đồ vật, bởi người Nhật sẽ nghĩ bạn đang trù ẻo họ đấy.

Xì mũi nơi công cộng là bất lịch sự

Xì mũi nơi công cộng được coi là hành vi vừa bất lịch sự, vừa mất vệ sinh. Thông thường người Nhật chỉ xì mũi ở những nơi riêng tư, bởi vậy nếu không thể kiềm chế được, bạn hãy cố gắng xì mũi càng nhỏ tiếng càng tốt.

Nói “KHÔNG” với tiền boa

Theo quan niệm của người Nhật, hành động đưa tiền boa không phải là hành vi đứng dắn – thậm chí đôi khi còn bị xem là một sự sỉ nhục. Vì vậy, thông thường người Nhật sẽ không hề thấy vui khi bạn đưa tiền boa, và thậm chí có rất nhiều người sẽ đuổi theo bạn để trả lại tiền.

Nếu có một nhân viên nào đó tỏ ra hữu ích với bạn, hãy đưa cho họ một món quà nhỏ như một hộp kẹo hay một chai rượu chứ đừng móc ví và đưa tiền.

Không được vừa đi vừa ăn

Mặc dù ngày nay người Nhật đã thoáng hơn nhiều trong việc này, nhưng về cơ bản, những người vừa đi vừa ăn vẫn phải nhận được những ánh mắt thiếu thiện cảm. Điều này đôi khi gây ra khá nhiều bất tiện với người phương Tây – thường coi việc ăn uống ngoài đường là rất bình thường.

Có những người được trả tiền để đẩy người khác

Oshiya có nghĩa là “người đẩy”, là những nhân viên mặc đồng phục, được nhận lương để… đẩy mọi người lên tàu điện hoặc xe trong các giờ cao điểm sáng hoặc chiều. Nghe thì có vẻ kỳ lạ, nhưng những người này có trách nhiệm đảm bảo không ai bị kẹt ở cửa tàu điện khi có quá đông người.

Ngủ gật trên tàu xe là chuyện bình thường

Nếu có một cô gái Nhật nào ngủ gục đầu lên vai bạn, chớ vội nghĩ rằng cô ấy thật bất lịch sự hay đang cố tình "câu kéo" bạn. Người Nhật thường phải trải qua hàng giờ liên tục làm việc và học tập căng thẳng, vì vậy việc họ ngủ gật trên tàu xe là chuyện dễ hiểu.

Luôn đi dép trong nhà

Việc thay dép trong nhà gần như là bắt buộc ở mỗi ngôi nhà của người Nhật Bản, các nhà hàng truyền thống, đền đài, đôi khi là ở cả bảo tàng hay các phòng tranh. Tại những nơi đó, bạn sẽ nhìn thấy một dãy dài những chiếc dép đi trong nhà, và tốt hơn hết là bạn nên chọn lấy một đôi.

Ngoài ra, người Nhật có một đôi dép đặc biệt chỉ dùng để đi trong nhà vệ sinh, vì thế khi đi ra bạn nhớ thay lại đôi dép cũ nhé.

Hãy mang theo quà khi đến thăm nhà

Nếu bạn được mời đến nhà một người Nhật, hãy mang theo một món quà và chủ nhà chắc chắn sẽ thấy rất vinh hạnh. Sẽ thật tuyệt vời nếu món quà đó là đặc sản của quê hương bạn, và nếu nó được bọc gói thật đẹp và cẩn thận thì không còn gì tuyệt vời hơn.

Ngoài ra, bạn cũng đừng bao giờ từ chối quà từ người Nhật – tuy nhiên hãy cố gắng đưa quà cho họ trước.

Không nên rót đồ uống cho chính mình

Tại một số quốc gia, bạn sẽ là người lịch sự khi rót đồ uống cho người khác trước rồi cuối cùng mới đến mình. Tuy nhiên ở Nhật, làm như vậy sẽ tạo cảm giác thiếu tôn trọng. Nếu bạn rót đồ uống cho mọi người, hãy đảm bảo ly của bạn không có gì để người khác có thể rót “trả lễ”.

Đồng thời, bạn cũng phải đợi đến khi ai đó hô “Kanpai” (Nâng ly) trước khi uống.

Húp mỳ thật to là biểu hiện lịch sự

Giống như việc ợ sau khi dùng bữa ở Ấn Độ, người Nhật cũng rất thích nghe tiếng húp mì xì xoạp – điều chứng tỏ bạn rất thích món mì đó. Thậm chí, nếu bạn húp không đủ to, người Nhật còn nghĩ thực ra bạn không hề thích món này. Một phần là vì các món súp và mì ở Nhật Bản thường dùng khi nóng, vì vậy việc húp mì cũng giúp món ăn nguội bớt.

Không nghe gọi điện thoại trên phương tiện công cộng

Ở Nhật Bản, có quy tắc là bạn không được nói chuyện điện thoại khi đi tàu hoặc xe buýt. Ngoại trừ trường hợp khẩn cấp, hầu như không một ai nói chuyện điện thoại trên tàu. Cũng có một số trường hợp không thực hiện quy tắc này, và thường thì họ sẽ bị mọi người bị nhìn bằng ánh mắt không mấy thiện cảm.

Trong thang máy cũng vậy, người Nhật thường không nói chuyện điện thoại cũng như nói chuyện với nhau mặc cho bầu không khí im lặng bao trùm lên tất cả.

>>> Xem thêm: Tháng 6 Nhật Bản có gì?

Phụ nữ thanh toán hóa đơn bữa ăn

Không giống như ở một số nơi, khi gia đình đi ăn ở ngoài, hầu hết phụ nữ Nhật là người thanh toán hóa đơn bữa ăn. Trong các hộ gia đình Nhật Bản, người chồng thường đưa hết lương cho vợ để quản lý.Phụ nữ thanh toán hóa đơn vào cuối bữa ăn

Không giống như ở một số nơi, khi gia đình đi ăn ở ngoài, hầu hết phụ nữ Nhật là người thanh toán hóa đơn bữa ăn. Trong các hộ gia đình Nhật Bản, người chồng thường đưa hết lương cho vợ để quản lý.

Ngủ trong các khách sạn “con nhộng”

Khách sạn “con nhộng” là một kiểu khách sạn giá rẻ dành cho những người chỉ muốn tìm một chỗ để ngủ. Khách hàng phổ biến nhất của loại hình kinh doanh này là những người kinh doanh, người vừa trải qua một buổi tiệc tùng thâu đêm hoặc người bị lỡ chuyến tàu cuối cùng về nhà.

Hi vọng phần tổng hợp này đã đem đến thông tin hữu ích, giúp bạn hiểu thêm về nước Nhật để không phải bỡ ngỡ khi đặt chân đến nơi đây.

Nhận xét